Về Chúng Tôi

TRUYỀN THUYẾT THÁC SIU PUÔNG - SÂM NGỌC LINH

Chuyện kể rằng ngày xưa, rất xưa rằng, có 1 nàng công chúa ở trên trời hay trốn xuống trần gian dạo chơi và tắm mát ở thác Siu Puông, vì mê cảnh đẹp nơi đây mà ngày nào nàng cũng trốn xuống đây để tắm. Một ngày nọ có chàng Tộc trưởng tộc người Xê Đăng sống dưới chân Núi Ngọk Linh đi săn ghé thác Siu Puông uống nước. Như định mệnh xắp đặc cho 2 người gặp nhau, yêu nhau và Nàng không về tiên giới theo ý cha mà trốn ở lại kết duyên cùng chàng trai Xê Đăng cường tráng khỏe mạnh là tộc trưởng của làng. Tình yêu của hai người đã cho ra quả ngọt, đó là một cậu bé có khuôn mặt sáng như ánh mặt trời.

Thế rồi một ngày nọ biến cố xảy đến. Người làng sinh ra ngày càng nhiều, để có đủ cái ăn họ phải chặt phá cây cối, đốt rừng làm nương rẫy, cuộc sống muông thú đổi thay, khiến thần núi nổi giận. Dân làng đã phạm lời nguyền và bị quở phạt. Hàng đêm thần núi cho thú rừng về phá nương rẫy, gieo rắc nạn đói rồi cho thú dữ vào làng bắt người. Cuộc đấu tranh chống lại thú dữ đã làm cho dân làng lo lắng và kiệt sức bởi đói. Một hôm thú dữ tràn vào làng, chàng trai tộc trưởng chỉ huy dân làng chống lại quyết liệt nhưng cuộc chiến không cân sức, tộc trưởng bị thú dữ quật chết, ngôi làng bị san bằng, người dân phần chết ngổn ngang phần chạy tán loạn vào rừng, trẻ con bị thú rừng mang đi. Vợ tộc trưởng đi rừng hái củ quả về thấy cảnh làng tan nát, chồng bị sát hại, con trai bị thú bắt đi lòng căm thù trổi dậy - Thần bảo vệ trong người nàng lại thức tỉnh. Nàng phóng như tên bay, đuổi theo thú dữ vào rừng đánh nhau để giành lại đứa con trai. Hỡi ơi! Đứa con trên tay nàng rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nàng khụyu xuống ôm con vào lòng kêu gào thần tiên giúp đỡ. Nhưng vì vi phạm luật trời kết duyên cùng người trần nên chẳng có thần tiên nào dám đến cứu.

Tình yêu biến thành sức mạnh, nàng vận hết thần lực vốn có của mình truyền cho đứa con trai yêu quý. Khi cậu bé vượt qua lưỡi hái thần chết và tỉnh lại, cũng là lúc thân xác nàng biến thành cây nhỏ xòe năm lá như năm ngón tay mọc bên cậu bé, ngày đêm tỏa ánh hào quang vuốt ve và bảo vệ cậu bé khỏi đàn thú dữ giữa rừng sâu.

Sau trận nổi giận của thần núi, dân làng Ngọk Linh tập hợp những người còn sống sót lên đường đi tìm vùng đất mới để ở. Khi băng qua thung lũng rừng già họ phát hiện cậu bé con của Tộc Trưởng vẫn còn sống nằm một mình bên bờ suối vắng. Đoàn người vui mừng bế cậu bé giao cho đôi vợ chồng trẻ chưa có con chăm sóc.

Ban ngày, cậu bé được chăm sóc như những đứa trẻ khác trong làng nhưng khi đêm xuống mẹ cậu hiện về dẫn vào rừng dạo chơi, cho ăn loại củ lạ có vị đắng ngọt dịu nhẹ. Từ khi được ăn củ lạ, cậu bé lớn nhanh như cây rừng gặp nắng, hiên ngang vút cao như cây chò, cây thông. Bắp tay, bắp chân cuồn cuộn khỏe mạnh, bước đi ào ào như thác nước mùa mưa. Cậu bé nhanh chóng trở thành thanh niên cường tráng nhất làng, thân hình vạm vỡ, làm việc không biết mệt mỏi, thú dữ về làng quấy nhiễu, chỉ một mình cậu ra đánh cũng tan tác cả bầy đàn, truy đuổi đến tận hang ổ tiêu diệt. Chàng trai sử dụng sức mạnh, vào rừng chặt cây dựng lại nhà cửa cho mọi người xây dựng làng mới khang trang. Một mình cậu vác cả cây dài hàng trăm mét về bắc cầu qua sông, giúp cho cho việc đi lại được dễ dàng. Việc làm của cậu được dân làng kính nể, suy tôn làm Tộc Trưởng, kế nghiệp công việc của người cha trước đây. Từ đó làng Ngọk Linh lại trở về bình yên như xưa.

Trước khi bạn truy cập vào trang web này của chúng tôi có lẽ các bạn đã đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam và trên Thế giới. Nhưng, chinh phục những đỉnh núi cao, vượt qua những địa hình hiểm trở để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi non.... bạn đã thử lần nào chưa? Nếu bạn vẫn đong đầy nhiệt huyết và sự liều lĩnh thì hãy cùng với “ Hợp tác xã Dược liệu và Du lịch Xanh Siu Puông” khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đỉnh núi Ngọc Linh nhé.

Núi Ngọc Linh là dãy núi cao, hùng vĩ, trải dài trên địa bàn bốn tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai. Tuy nhiên, tại vị trí huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum núi Ngọc Linh có đỉnh cao nhất là hơn 2.600m.

Khối núi Ngọc Linh cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 240km, cách TP Tam kỳ - Quảng Nam 160km, cách Sân bay Pleiku 110km, cách ngã 3 Đông Dương 60km và cách Khu du lịch sinh thái Măng Đen 40km. Với vị trí như vậy, nơi đây là vùng đất mới chưa được nhiều người biết đến. Mọi thứ còn nguyên sơ nên núi Ngọc Linh được ví như nàng tiên nữ Xơ Đăng rất xinh đẹp và e lệ, ẩn khuất trong nững cánh rừng bạt ngàn của Tây Nguyên. Với độ cao trên 2.600m, núi Ngọc Linh không cao bằng đỉnh Fansipan nhưng nơi đây được ví là “Nóc nhà của Tây Nguyên”.

Đến với núi Ngọc Linh bạn sẽ được đi những đâu?

Đến với tuor Trekkingsiupuong.com ngoài trải nghiệm chinh phục “Nóc nhà Tây nguyên” chúng ta còn có đỉnh Ngọc Pấc 2400m; đỉnh Ngọc Pâng 2300m; săn Sâm Ngọc Linh cả trăm năm tuổi trong tự nhiên; chinh phục dòng thác Siu Puông; trải nghiệm làm nông dân trồng sâm Ngọc Linh; ngắm những thửa ruộng bậc thang đẹp sững sờ như ở Mù Cang Chải... và tham gia các hoạt động văn hóa, cẩm thực của các dân tộc tại chỗ ở đây.

Lưu trú sẽ như thế nào?

Khi di chuyển đến nơi, buổi tối chúng ta nghỉ dưới chân núi Ngọc Linh (ở trong các nhà sàn của người dân Xơ đăng được hoán cải thành các nhà Homestay; và có các hoạt động cắm trại lưu trú tại những địa điểm chúng ta tham gia khám phá trải nghiệm. Ngoài ra, chúng ta được tắm ở những dòng suối mát, sưởi ấm bên bếp lửa hồng...).

Ăn uống như thế nào?

Cuộc sống gắn bó với núi rừng, nương rẫy của người Xê Đăng đã hình thành nên những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Trong đó, không thể không nhắc tới văn hóa ẩm thực. Với nét truyền thống văn hóa lâu đời, vậy nên ẩm thực của người Xơ Đăng rất phong phú. Các món ăn phải kể đến như: cơm gạo đỏ nướng ống lồ ô; Rau dớn, cá suối nướng lồ ô, gà bảng ướp tiêu, sả rừng  nướng lồ ô, ếch rừng nướng ống lồ ô hoặc than hồng, các món ăn chế biến từ các loại rau rừng, Hồng Đảng sâm, me rừng,… Để tăng thêm hương vị đậm đà của các món ăn, chúng ta được thưởng thức các loại rượu được lên men tự nhiên như: sơn tra, ngũ vị tử, nho rừng, kiwi rừng, me rừng, bo bo, sắn đỏ… Đặc biệt, được thưởng thức rượu ghè. Đây là thức uống không thể thiếu của người Xơ Đăng.

Trải nghiệm các hoạt động văn hóa nào?

Rất thiếu sót nếu chúng ta đến đây mà không trải nghiệm hết nét truyền thống văn hóa của người Xơ Đăng. Chúng ta sẽ được hòa mình vào một số lễ hội của cộng đồng như lễ trước ngày trỉa hạt, lễ cúng thần nước, lễ ăn trâu của làng, lễ mừng lúa mới...

 
Tư vấn ngay